Hà Nội, ngày 09 tháng 07 năm 2025 — Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã trình bày kết quả hoạt động năm 2024, tổng kết nhiệm kỳ 2020–2025, thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2025, phương hướng hoạt động nhiệm kỳ 2025-2030, đồng thời tiến hành bầu cử Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát nhiệm kỳ mới.
Giai đoạn 2020–2025: Lấy lại đà tăng trưởng ấn tượng sau tái cơ cấu
Giai đoạn 2020–2025 chứng kiến những biến động chưa từng có đối với Tổng công ty Hàng hải Việt Nam cũng như nền kinh tế nói chung. Vượt lên khó khăn vì gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu do COVID-19, VIMC chuyển đổi mô hình sang công ty cổ phần, tiến hành tái cấu trúc, tập trung đầu tư vào hạ tầng cảng biển, đội tàu, và mảng dịch vụ hàng hải nhằm mở rộng quy mô và nâng cấp năng lực. Tiêu biểu, Tổng công ty đã triển khai mở rộng bến số 1 Cảng Quy Nhơn, khởi công xây dựng bến 3, 4 Cảng Lạch Huyện (Hải Phòng), xúc tiến Dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ (TP. HCM) và 2 bến khởi động tại Cảng Liên Chiểu (Đà Nẵng). VIMC cũng đã phát triển các trung tâm logistics nội địa (ICD) tại các vùng kinh tế trọng điểm: dự án Cảng thủy nội địa Ninh Giang (Hải Dương); dự án Trung tâm dịch vụ Logistics tại Hòa Vang (Đà Nẵng); đồng thời nghiên cứu phát triển các trung tâm logistics: ICD tại Bình Định, Tây Ninh, Lạch Huyện (Hải Phòng)… Những dự án này nằm trong định hướng xây dựng chuỗi dịch vụ logistics đồng bộ, toàn diện trên phạm vi cả nước.
Bên cạnh đó, VIMC đặc biệt coi trọng đổi mới về quản trị doanh nghiệp. Được sự tư vấn của các chuyên gia quốc tế Roland Berger, VIMC đã áp dụng nhiều phương thức quản trị tiên tiến, hiện đại theo thông lệ quốc tế. Hệ thống quản trị được phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, kết hợp quản lý kinh doanh vừa tập trung vừa linh hoạt; lấy khách hàng làm trung tâm và thúc đẩy cải tiến liên tục (Kaizen) trong mọi hoạt động. VIMC cũng xây dựng cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm minh bạch, cạnh tranh, chính sách lương thưởng hấp dẫn để thu hút và giữ chân nhân tài; đồng thời đẩy mạnh dụng công nghệ thông tin trong quản trị, tiến tới chuyển đổi số toàn diện, hiện thực hóa triết lý quản trị của VIMC “1 Hệ thống – 2 Trung tâm – 3 Chiến lược”, giúp nâng cao năng lực quản trị, tạo nền tảng vững chắc cho bước phát triển mới.
Kết thúc 2024, VIMC ghi nhận kết quả kinh doanh vượt kế hoạch, phản ánh nỗ lực không ngừng và hiệu quả quản trị, điều hành cũng như sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt và tuân thủ pháp luật của HĐQT VIMC: Doanh thu hợp nhất đạt 19.235 tỷ đồng (143% kế hoạch); Lợi nhuận trước thuế đạt 3.153 tỷ đồng (115% kế hoạch); Công ty mẹ đạt lợi nhuận trước thuế 1.353 tỷ đồng (145% kế hoạch). Nhờ đó, VIMC đã xóa lỗ lũy kế và lần đầu chia cổ tức sau nhiều năm.
Giai đoạn 2025-2030: Tiến vào giai đoạn phát triển bứt phá của kỷ nguyên mới
Trên cơ sở những thành quả ấn tượng đó, Đại hội đồng cổ đông đã tiếp tục tín nhiệm bầu ra Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2025–2030 gồm 5 thành viên. Đặc biệt, cơ cấu lãnh đạo cao nhất có sự điều chỉnh khi ông Nguyễn Cảnh Tĩnh được bầu giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng quản trị và ông Lê Anh Sơn giữ cương vị Tổng Giám đốc. Sự chuyển giao “tay chèo” giữa Chủ tịch và Tổng Giám đốc hứa hẹn sẽ đem lại luồng sinh khí mới, đồng thời kế thừa và phát huy kinh nghiệm lãnh đạo để tiếp tục đưa “con tàu” VIMC vững vàng vượt sóng vươn xa trong giai đoạn phát triển mới.
Hai “thuyền trưởng” đầy tài năng, nhiệt huyết của VIMC trong nhiệm kỳ 2025-2030
Danh sách thành viên Hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng hải Việt Nam – CTCP nhiệm kỳ 2025–2030:
Hội đồng quản trị VIMC giai đoạn 2025-2030
Cùng với đó, Đại hội đã bầu Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2025–2030 gồm 3 thành viên. Danh sách thành viên Ban Kiểm soát Tổng công ty Hàng hải Việt Nam – CTCP nhiệm kỳ 2025–2030:
Ban kiểm soát VIMC nhiệm kỳ 2025-2030
Bước vào giai đoạn 2025–2030, VIMC đặt ra tầm nhìn chiến lược dài hạn nhằm giữ vững đà tăng trưởng và bứt phá trong kỷ nguyên mới. Hội đồng Quản trị VIMC xác định sẽ tiếp tục bám sát Chiến lược phát triển 2021–2030, tầm nhìn 2035 đã đề ra, đồng thời cập nhật linh hoạt theo diễn biến thị trường. Một số định hướng trọng tâm cho nhiệm kỳ 5 năm tới gồm: Đẩy mạnh đầu tư hạ tầng cảng biển, logistics và phát triển đội tàu; Xây dựng mô hình kinh doanh tập trung, linh hoạt, hướng tới khách hàng; Tiếp tục tái cơ cấu doanh nghiệp, tinh gọn bộ máy; Mở rộng hợp tác quốc tế; Thúc đẩy chuyển đổi số và phát triển bền vững; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Hội đồng Quản trị Tổng công ty Hàng hải Việt Nam cam kết sẽ tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, đổi mới sáng tạo trong quản trị và điều hành, phối hợp chặt chẽ với Ban Điều hành nhằm thực hiện thắng lợi kế hoạch đề ra, mang lại giá trị cao nhất cho các cổ đông.
Cảng Cam Ranh - Cam kết chuyển đổi toàn diện, nhằm hiện thực hoá định hướng phát triển của VIMC:
Tiếp nối thành công của Đại hội đồng cổ đông VIMC năm 2025, Cảng Cam Ranh – đơn vị thành viên của Tổng công ty – nỗ lực xây dựng mô hình kinh doanh tập trung, hiệu quả, hướng tới khách hàng, thúc đẩy tăng trưởng đột phá; đồng thời tiếp tục tinh gọn bộ máy, đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Trong 6 tháng đầu năm 2025, Cảng Cam Ranh đã quyết liệt và đồng bộ triển khai các giải pháp về thị trường, khách hàng, phát triển thương mại, dịch vụ chuỗi logistics, tái cơ cấu bộ máy tổ chức, nhờ đó, các chỉ tiêu kế hoạch SXKD tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm 2024 và hoàn thành vượt mức kế hoạch 06 tháng đề ra. Cùng với đó, việc làm, thu nhập của người lao động được nâng cao. Công tác an ninh, an toàn cảng biển được giữ vững.
Quán triệt triết lý quản trị của VIMC “1 Hệ thống – 2 Trung tâm – 3 Chiến lược”, thể hiện qua chiếc lược đầu tư toàn diện về cơ sở hạ tầng, công tác quản trị và đội ngũ nhân lực trong nhiệm kỳ 2025-2030, Cảng Cam Ranh tin tưởng sẽ góp phần vào thành công của VIMC trên chặng đường phía trước.